Blog

Thi công bọc phủ Composite – Giải pháp của tương lai

Bọc phủ Composite là giải pháp bảo vệ bề mặt vật liệu hiệu quả được sử dụng trong nhiều công trình. Với nhiều đặc tính ưu việt, bọc phủ Composite được nhận định là xu hướng tất yếu trong tương lai. Trong bài viết này, Cọ sơn Thanh Bình sẽ giới thiệu rõ về quy trình thi công bọc phủ Composite  các ứng dụng của composite trong đời sống.

Bọc phủ Composite là giải pháp bảo vệ bề mặt vật liệu hiệu quả được sử dụng trong nhiều công trình. Với nhiều đặc tính ưu việt, bọc phủ Composite được nhận định là xu hướng tất yếu trong tương lai. Trong bài viết này, Cọ sơn Thanh Bình sẽ giới thiệu rõ về quy trình thi công bọc phủ Composite  các ứng dụng của composite trong đời sống.

Giới thiệu về Thi công bọc phủ Composite

1/ Composite là gì?

Vật liệu Composite, hay còn gọi là FRP (Fiberglass Reinforced Plastic) được ví là “vật liệu của tương lai”. Nó là một loại vật liệu nhân tạo với 2 thành phần chính từ nhựa polyester hoặc vinylester, và Sợi thủy tinh. Sản phẩm sau khi khô có thể kháng được các môi trường khắc nghiệt như nước mặn, tia UV và nhiều loại hóa chất như axit, bazo, cũng như khả năng chịu nhiệt rất cao.

Vật liệu Composite được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như hàng không vũ trụ, ô tô, y tế, hàng hải, các công trình dân dụng và các ứng dụng trong viễn thông – điện tử.

vật liệu composite là gì

2/ Thi công bọc phủ composite là làm gì?

Bọc phủ composite là giải pháp chống thấm, chống ăn mòn và tăng độ bền cho các các loại vật liệu khác như sắt, thép, inox, gỗ, nhựa… mà phải thường xuyên phải tiếp xúc với những chất ăn mòn, các hợp chất hóa học…

Lớp phủ Composite được tạo ra bằng cách sử dụng các sợi composite và keo composite. Sợi được cắt thành các đoạn độ dài ngắn và sau đó sắp xếp lại với nhau để tạo thành một lớp sợi composite. Sau đó, keo composite được pha chế và được thấm vào lớp sợi composite. Quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt độ dày và độ cứng mong muốn cho lớp phủ Composite.

Lớp phủ Composite có tính chất cơ học tốt hơn và khả năng chống ăn mòn cao hơn các vật liệu khác như kim loại và nhựa. Do đó, bọc phủ Composite được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp và xây dựng như:

  • Bọc phủ composite chống thấm nền, tường, mái các công trình dân dụng, công nghiệp.
  • Bọc phủ composite cho vỏ tàu, sàn tàu.
  • Bọc phủ đường ống nước thải, hệ thống xử lý nước sinh hoạt.
  • Bọc phủ lót nền hồ chứa chất lỏng, axit và lót sàn.
  • Bọc phủ chống ăn mòn nền nhà xưởng.
  • Bọc phủ các bồn xi măng, sắt, inox, bê tông…

thi công bọc phủ composite là làm gì

Quy trình thi công bọc phủ composite chuyên nghiệp

Bọc phủ Composite là quá trình sử dụng vật liệu Composite để tạo lớp phủ bên ngoài trên các bề mặt khác. Đây là một quá trình phức tạp, cần các dụng cụ chuyên dụng và bàn tay của các đội ngũ thợ chuyên nghiệp. Dưới đây là các bước cơ bản của Quy trình bọc phủ composite:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công

Chuẩn bị các dụng cụ thi công cần thiết để đảm bảo an toàn cho đội ngũ thợ, cũng như chất lượng thành phẩm như: đồ bảo hộ, nguyên vật liệu, máy móc…

Bước 2: Xử lý bề mặt cần thi công

Bề mặt cần được làm sạch và làm bằng phẳng hoàn toàn để đảm bảo độ bền và độ bám dính của composite. Nếu bề mặt không được xử lý đúng cách, tạp chất sẽ làm hở liên kết của vật liệu composite dẫn tới thành phẩm không đạt chất lượng.

Bước 3: Thi công lớp lót (lớp keo chống thấm composite)

– Pha chế keo với chất làm đông thành hỗn hợp theo tỷ lệ thích hợp. Chú ý:

  • Điều chỉnh keo pha theo điều kiện thời tiết và nhiệt độ, giúp độ bền của lớp bọc phủ bằng vật liệu composite đạt hiệu quả cao và bền.
  • Keo để lâu quá sẽ giảm độ kết dính lên bề mặt Do đó cần tính toán thời gian kỹ càng để pha keo hợp lý.
  • Trong quá trình pha không được để lẫn bất kỳ tạp chất nào, nếu không cả đội ngũ sẽ tốn công vô ích.

– Phủ một lớp lót mỏng lên bề mặt. Lăn đều tay, đảm bảo lăn đều toàn bộ kể cả các vị trí lồi lõm và góc cạnh. Đợi khô và phủ lớp lót tiếp theo.

Bước 4: Thi công phủ sợi thủy tinh

– Dựa theo kích thước yêu cầu để cắt sợi thủy tinh phù hợp theo bản vẽ

– Dán các sợi thủy tinh lên bề mặt. Chú ý không để xuất hiện bọt khí hay để mặt bị phồng.

– Tiến hành lăn nhựa lên bề mặt.

– Tiến hành phủ các lớp sợi thủy tinh tương tự cho tới khi đủ số lượng yêu cầu.

Bước 5: Vệ sinh bề mặt trước khi phủ lớp bề mặt

Loại bỏ những vật dụng, vụn vữa còn sót trên bề mặt. Nếu bề mặt còn chỗ lồi lõm thì mài cho phẳng trước khi sơn phủ bề mặt.

Bước 6: Thi công lớp bề mặt trên cùng

Lăn phủ lớp phủ bề mặt theo sở thích của chủ nhà.

các bước thi công bọc phủ composite

Tại sao nên chọn bọc phủ composite?

– Trọng lượng nhẹ (chỉ bằng 1/10 bê tông và 1/15 thép) thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công tại các công trường, những nơi có địa hình khó di chuyển

– An toàn, không dẫn điện

– Chống thấm nước gần như tuyệt đối

– Chịu được sự ăn mòn của các hóa chất cực mạnh, chịu va đập…

– Chống tia UV, chịu nhiệt, chịu ẩm, chống oxy hóa và các tác động xấu của thời tiết

– Chi phí thấp hơn rất nhiều (khoảng 1/6) so với các vật liệu khác như sắt, thép, đồng…

– Dễ cắt uốn và tạo kiểu cùng nhiều màu sắc khác nhau, giúp công trình có tăng tính thẩm mỹ

– Liên kết tốt với mọi vật liệu giúp vật liệu được phủ gia tăng tuổi thọ 10-20 năm

– Quy trình thi công nhanh chóng, dễ dàng sửa chữa, không tốn quá nhiều thời gian và có thể sử dụng ngay

– Đáp ứng mọi tính chất bề mặt sản phẩm như nhựa, sắt thép, bê tông… Khả năng thích ứng cao dưới mọi địa hình của công trình như vết nứt, ngõ ngách.

quy trình thi công bọc phủ composite

Tổng kết

Bọc phủ Composite là giải pháp bảo vệ bề mặt hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Bọc phủ Composite không chỉ giúp bề mặt trở nên bền hơn và chống chịu tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt, mà còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì trong tương lai.

Việc thi công bọc phủ Composite cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và trang thiết bị chuyên dụng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình. Bạn có thể tham khảo các đơn vị chuyên nghiệp để có báo giá bọc phủ composite.

Tin tức liên quan

kinh nghiệm xây nhà

Kinh nghiệm xây nhà: 7 bước quan trọng cần chú ý

phong cách nội thất boho

Phong Cách Nội Thất Boho: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Tự Do Và Sáng Tạo

phong thủy phòng ngủ và 8 điều cần lưu ý

Phong thủy phòng ngủ và 8 điều cần lưu ý