Blog

Kinh nghiệm mở đại lý sơn kiếm trăm triệu mỗi tháng

Mở đại lý sơn là xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Đơn giản là vì lợi nhuận cao trong khi số vốn bỏ ra tương đối thấp so với ngành nghề khác. Tuy nhiên, để thành công trong ngành, bạn cần nắm rõ được những vấn đề, khó khăn mà bạn sẽ gặp phải. Dưới đây Cọ Sơn Thanh Bình sẽ tư vấn cho bạn những kinh nghiệm mở đại lý sơn để tham khảo nhé.

Mở đại lý sơn lợi nhuận cao không?

Không phải ngẫu nhiên mà một đoạn đường có 6 – 7 cửa hàng sơn mà toàn ở những vị trí có giá thuê không hề rẻ. Kinh doanh sơn là hướng đi mang lại thu nhập cực kì tốt nếu bạn nhạy bén và có nhiều mối quan hệ.

Lợi nhuận kinh doanh sơn nước chủ yếu phụ thuộc vào chiết khấu sơn. Những khoản này bao gồm:

  • Chiết khấu cố định (10-50%)
  • Chiết khấu thanh toán
  • Chiết khấu sản lượng
  • Hỗ trợ bán hàng

Như vậy, việc bạn bán 1 thùng sơn giá 1 triệu lợi nhuận thu về tầm 500 ngàn là hết sức bình thường. Tuy nhiên, làm sao để bán được lại là câu chuyện khác.

lợi nhuận của đại lý sơn

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?

Trở ngại đầu tiên khi mở đại lý sơn là vốn. Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Sở hữu nguồn vốn dồi dào bạn có thể nhập thêm nhiều hàng, phát triển nhiều kênh kinh doanh,…

Mở đại lý sơn có cần nhiều vốn không? Đây là câu hỏi mà Thanh Bình thấy có rất nhiều người quan tâm khi muốn mở cửa hàng sơn nước. Số vốn cần để mở đại lý sơn khoảng:

  • 80 triệu nếu bạn chọn mô hình đại lý sơn cấp 2
  • Khoảng 100 đến 250 triệu nếu bạn chọn mô hình đại lý sơn cấp 1.

Số vốn chi tiết sẽ gồm 3 phần:

– Vốn đầu tư tài sản cố định:

Gồm mặt bằng, nhân viên, điện nước, kệ trang trí… Chi phí tầm 30 – 50 triệu tùy quy mô cửa hàng.

– Vốn nhập đơn hàng đầu tiên:

Tùy hãng sơn, số lượng cũng như mã hàng mà chi phí bạn bỏ ra cũng khác nhau. Tuy nhiên, để tối ưu nhất thì bạn nên nhập những mã hàng và thương hiệu sơn bán chạy để dòng vốn quay vòng ổn định.

– Vốn hoạt động và dự phòng:

Khoản tiền bạn cần để duy trì cửa hàng sơn những tháng tiếp theo. Số vốn này nhiều ít phụ thuộc vào quy mô cũng như khả năng của bạn.

Sau khi chuẩn bị vốn thì bạn vẫn phải đáp ứng được nhiều yếu tố khác trước khi bắt đầu kinh doanh.

vốn kinh doanh sơn

Tôi muốn mở đại lý sơn thì cần những gì?

Khi bạn muốn mở đại lý sơn các hãng như jotun, dulux, spec, mykolor, kansai… Bên cạnh kiến thức, mối quan hệ thì bạn vẫn phải đảm bảo được những điều kiện sau:

1/ Mặt bằng mở cửa hàng sơn

Bạn có mặt bằng sẵn, bạn muốn làm đại lý sơn nước. Nghe có vẻ rất hợp lý vì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên bạn có tự hỏi, khu vực của bạn có bao nhiêu cửa hàng cùng kinh doanh sơn? Vị trí đó kinh doanh sơn có khả thi không?

Thêm nữa, rất nhiều hãng sơn sẽ yêu cầu rất khắt khe về diện tích tối thiểu cũng như vị trí cửa hàng. Việc lựa chọn không kĩ hoặc sử dụng mặt bằng không phù hợp vô hình chung làm việc bán sơn của bạn bị hạn chế và khó phát triển.

Mặt bằng kinh doanh sơn tốt nhất nên là:

  • Nằm trên những con đường lớn, giao thông thuận tiện và nhiều người qua lại để khách hàng dễ tìm thấy
  • Nằm cùng khu với những cửa hàng bán những thiết bị xây dựng liên quan. Mục đích là tạo nên tính tiện lợi, thu hút khách hàng.

Diện tích phải đủ lớn để trưng bày sản phẩm. Trung bình của các cửa hàng kinh doanh sơn sẽ rơi vào khoảng từ 50m2 đến 70m2.

2/ Vốn nhập sơn

Đây là điều kiện tiên quyết khi kinh doanh bất cứ sản phẩm nào chứ không riêng gì ngành sơn. Ngoài chi phí đầu tư cửa hàng ban đầu, bạn cần phải có thêm chi phí nhập hàng, chi phí duy trì hoạt động tối thiểu từ 2 đến 3 tháng.

2/ Nguồn hàng sơn

Nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước chân vào buôn bán sơn thì đây là công việc vô cùng khó khăn. Bạn sẽ phải đối mặt với những lựa chọn bán thương hiệu nào, tình trạng sơn giả, chiết khấu thấp…

Nguồn hàng ổn định, chiết khấu tốt sẽ là khởi đầu vô cùng tuyệt vời giúp bạn kinh doanh thuận lợi hơn.

4/ Chỉ tiêu đại lý sơn theo cấp

Đây chính là điều kiện bắt buộc khi mở đại lý sơn. Trong tháng đầu kinh doanh, bạn bắt buộc phải đảm bảo doanh thu mà hãng sơn đặt ra. Nếu không thể hoàn thành liên tục chỉ tiêu được đặt ra trong thời gian dài, có thể bạn sẽ không được làm đại lý cho hãng sơn. Chính vì thế bạn cần phải chú ý điều này.

Cho dù bạn có làm đại lí cấp 1 hay cấp 2 thì vẫn phải đối mặt với chỉ tiêu mà hãng hay nhà phân phối đặt ra. Nếu không thể hoàn thành chỉ tiêu bạn sẽ không được hưởng những ưu đãi hay mức chiết khấu tốt. Tệ hơn nữa là có thể bị loại bỏ khỏi hệ thống đại lý của hãng.

mở đại lý sơn thì cần những gì 2

5/ Thủ tục giấy tờ đăng kí đại lý sơn

Bạn cần đăng kí kinh doanh mới đủ điều kiện mở đại lý sơn. Thủ tục đăng kí hiện nay cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần làm hồ sơ nộp tại phòng phòng đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư. Thường sau 3 ngày sẽ trả kết quả và bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đại lý sơn.

Thủ tục mở đại lý sơn như thế nào?

Để mở đại lý sơn bạn cần đăng kí kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tục mở cửa hàng sơn tương đối đơn giản. Nếu bạn đã từng kinh doanh và thành lập công ty thì không có khó khăn nào cả. Nhưng nếu bạn mới bắt đầu thì hãy theo dõi phần bên dưới nhé.

Thủ tục hồ sơ mở đại lý sơn sẽ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. Bạn có thể chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc hình thức doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH đều được.
  • Bản sao căn cước công dân của chủ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (công ty TNHH, công ty CP)
  • Điều lệ công ty (công ty TNHH, công ty CP)
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao sổ đỏ khi bạn là chủ nhà (không cần công chứng).

thủ tục đăng ký mở cửa hàng sơn

Trình tự đăng kí

1/ Quy trình đăng ký

Cá nhân/nhóm cá nhân/người đại diện hộ kinh doanh gửi gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến phòng ĐKKD quận/huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh. Trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần nêu rõ:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, email (nếu có)

+ Ngành nghề kinh doanh là kinh doanh sơn, mã số 46635: Bán buôn sơn, véc ni

+ Tổng số vốn kinh doanh

+ Số lao động

+ Họ và tên, địa chỉ cư trú, chữ ký, số, ngày cấp, nơi cấp của CMT/thẻ căn cước/hộ chiếu còn hạn của những cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình kèm theo giấy tờ cá nhân tương ứng cùng biên bản họp của nhóm cá nhân (nếu như cửa hàng kinh doanh do 1 nhóm cá nhân thành lập).

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, phòng ĐKKD quận/huyện sẽ trao biên nhận. Sau đó, trong 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày trao giấy biên nhận, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2/ Hồ sơ đăng ký cần những gì?

Hồ sơ đăng ký cần đảm bảo những điều kiện như sau:

+ Ngành nghề kinh doanh phù hợp và không bị cấm kinh doanh (kinh doanh sơn là ngành nghề kinh doanh phù hợp)

+ Tên của hộ kinh doanh phải phù hợp theo yêu cầu của pháp luật

+ Đã nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Nếu như hồ sơ không hợp lệ, phòng ĐKKD sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổ, bổ sung trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

các bước đăng ký đại lý sơn

Nên làm đại lý sơn cấp 1, cấp 2?

Ai kinh doanh cũng muốn mua tận gốc bán tận ngọn. Thế nhưng, bạn phải xem xét tiềm lực hiện tại để cân nhắc hình thức kinh doanh cho phù hợp. Bạn cần cân nhắc giữa đại lý sơn cấp 1 hay đại lý sơn cấp 2.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để bạn tham khảo:

Đại lý sơn cấp 1 Đại lý sơn cấp 2
Hình thức kinh doanh Nhập hàng trực tiếp từ nhà máy của hãng sơn. Phân phối trực tiếp hoặc thông qua đại lý cấp 2 tới tay người tiêu dùng Nhập hàng từ đại lý cấp 1, phụ thuộc giá, số lượng hàng hóa, chiết khấu
Ưu điểm Hưởng mức chiết khấu cao nhất

Nằm trong hệ thống phân phối và được hỗ trợ bán hàng từ hãng.

Không phải bỏ vốn nhiều, không chịu áp lực doanh số, công nợ

Thủ tục đơn giản

Không lo tồn kho, đọng vốn

Nhược điểm Số vốn lớn, áp lực doanh số rất cao từ hãng sơn

Phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về cửa hàng, kho, bến bãi,… từ hãng

Phụ thuộc giá vào đại lý cấp 1

Chiết khấu không cao

Không chủ động hàng hóa

Qua bảng so sánh, bạn có thể thấy được và mất của từng hình thức kinh doanh:

  • Nếu bạn không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, không phải lo chỉ tiêu, công nợ nhưng vẫn muốn có mức thu nhập tốt thì đại lý sơn cấp 2 sẽ phù hợp với bạn
  • Bạn có nguồn vốn mạnh, nhiều mối quan hệ làm ăn, bạn muốn phát triển và chiếm lĩnh thị phần thì làm đại lý sơn cấp 1, nhà phân phối là lựa chọn tuyệt vời. Bạn sẽ đương đầu với nhiều thử thách, nhưng thu hoạch được rất rất nhiều.

Như vậy, trở thành đại lý cấp 1, cấp 2 hay nhà phân phối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn có thể trực tiếp làm nhà phân phối, đại lý cấp 1 nếu tự tin và đủ tiềm lực. Nếu không, bạn hãy bắt đầu từ đại lý cấp thấp cho đến khi tích lũy đủ kinh nghiệm để nâng cấp lên cấp cao hơn.

cấp bậc đại lý sơn

Kinh nghiệm mở đại lý sơn

Mở được cửa hàng sơn không khó, nhưng để bán được và phát triển thì bạn phải học hỏi tích lũy kinh nghiệm từng ngày. Dưới đây là một số tư vấn mà Thanh Bình nghĩ là có thể giúp ích được cho bạn trên con đường kinh doanh.

1/ Khảo sát thị trường

Nghiên cứu, tìm hiểu về kĩ về ngành sơn. Từ đó bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về nhu cầu, xu hướng và loại sơn được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bạn cũng nên đi khảo sát khu vực xung quanh cửa hàng của bạn trong bán kính 5km để đánh giá mức độ tiềm năng của khu vực. Bởi vì khách mua sơn sẽ chọn địa điểm gần nhà, khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi sẽ giúp bạn rất nhiều.

Đối thủ cạnh tranh là trở ngại cực kì lớn khi mới ra kinh doanh. Bạn cần xem xét số lượng cửa hàng cạnh tranh, có cửa hàng nào lớn hay không, mặt hàng phân phối chủ yếu…

Khảo sát thị trường sơn

2/ Tìm đối tác mở đại lý sơn

Nếu không đủ vốn và kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh là lựa chọn bạn có thể tham khảo. Khi có đối tác làm chung bạn sẽ có được người phụ giúp và giảm tải công việc.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn kĩ người làm chung vì rất dễ xảy ra xung đột khi cần quyết định vấn đề nào đó.

tìm đối tác mở đại lý sơn

3/ Tận dụng các kênh bán sơn mới

Bán hàng kiểu truyền thống tuy vẫn khá hiệu quả nhưng bỏ qua các kênh kinh doanh hiện đại là một sự lãng phí rất lớn. Bạn nên tận dụng một cách tối đa các kênh bán hàng để tăng doanh thu và tăng sự nhận biết của khách đối với cửa hàng bạn. Một số kênh bán sơn chủ yếu như website, facebook, zalo…

các kênh bán sơn

4/ Kế hoạch dự phòng

Mọi thứ đều phải có phương án thứ 2 thứ 3. Bạn sẽ không thể lường hết được các biến cố có thể xảy đến ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh khi mở đại lý sơn.

Dự phòng về chi phí hoạt động, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing… thậm chí kế hoạch thanh lý cửa hàng sơn nếu mọi thứ không suôn sẻ với bạn.

Hãy chuẩn bị thật kĩ. Từng bước từng bước một bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro trên con đường kinh doanh.

luôn có kế hoạch dự trù

Những rủi ro khi kinh doanh sơn

1/ Sơn giả

Rất nhiều người vì mê lợi nhuận cao mà nhập sơn giả, sơn kém chất lượng về. Trước mắt bạn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng về lâu dài, người dùng thấy chất lượng công trình xuống cấp sẽ không tin tưởng bạn và đánh giá xấu. Bạn sẽ mất khách dần dần từ đó ảnh hưởng công việc kinh doanh của bạn.

2/ Tồn kho

Nếu chỉ nhập một vài mã hàng, bạn sẽ bỏ qua rất nhiều khách hàng đang tìm loại sơn mà bạn không kinh doanh. Nhưng nếu bạn nhập quá nhiều bạn sẽ gặp tình trạng tồn kho và chôn vốn. Dẫn đến tình trạng không còn vốn để xoay vòng.

3/ Chi phí bán hàng cao

Lợi nhuận ngành sơn rất hấp dẫn. Thế nên ngành này cạnh tranh cực kì gắt gao. Không dễ để bạn có thể ngày một ngày hai bán được hàng. Bắt buộc bạn phải có những kế hoạch bán cụ thể và nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bội chi nếu không được kiểm soát.

Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

– Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước

Kinh nghiệm mở cửa hàng kim khí tổng hợp

Tin tức liên quan

lưu ý khi mua con lăn sơn tường

Những yếu tố cần lưu ý khi mua con lăn sơn tường cho dự án lớn

phong cách nhà địa trung hải

Phong Cách Nhà Địa Trung Hải – Hoang Dã và Sang Trọng

kinh nghiệm xây nhà

Kinh nghiệm xây nhà: 7 bước quan trọng cần chú ý