Sơn Epoxy tự san phẳng là một thành viên của dòng sơn epoxy, được nâng cấp với đầy đủ ưu điểm của dòng này và thêm đặc tính tự cân bằng bề mặt. Vậy Sơn Epoxy tự san phẳng là gì? Tính năng tự cân bằng có gì đặc biệt so với các dòng Epoxy khác? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Sơn Epoxy tự san phẳng là gì?
Sơn Epoxy tự san phẳng còn được gọi với nhiều cái tên như khác như: Sơn Epoxy tự cân bằng, sơn epoxy tự phẳng, Sơn epoxy tự chảy, Self Leveling Epoxy… Đây là dòng sơn Epoxy 2 thành phần, gồm thành phần sơn và thành phần đóng rắn. Loại sơn này không sử dụng dung môi dễ bay hơi nên còn gọi là sơn epoxy không dung môi.
Nguyên lý hoạt động của Sơn epoxy tự chảy là sẽ tự chảy đều trên bề mặt sàn để che đi khuyết điểm và tạo nên một lớp màng sơn bóng loáng, đẹp mắt.
Đặc biệt, sàn epoxy tự phẳng có thể dùng trên nền bê tông cũ bị nứt, hư hỏng để tạo một bề mặt nhẵn và liền mạch. Mặc dù Sơn Epoxy hệ lăn cũng có thể tạo ra một mặt sàn liền mạch như vậy. Nhưng epoxy tự san phẳng không để lại bất kỳ khuyết điểm nào trên sàn. Thay vì sử dụng con lăn để sơn hợp chất epoxy lên sàn có thể gây ra sự không nhất quán, epoxy tự san phẳng được pha chế đặc biệt để tự cân bằng và mang lại cho bạn một bề mặt thực sự nhẵn mịn.
1/ Có bao nhiêu loại sơn Epoxy tự san phẳng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn tự san của các hãng khác nhau. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà có các loại sơn phủ, sơn lót với các tính năng như:
- Chống axit
- Chống trơn trượt
- Chịu sốc nhiệt
- Chống tĩnh điện
- Trong suốt…
2/ Ứng dụng của Sơn epoxy tự phẳng?
Sơn Epoxy tự phẳng có đặc trưng là vẻ đẹp bóng sáng cũng, khả năng bám dính rất cao và kháng bụi bẩn, nấm mốc tốt. Nhưng vì giá thành không rẻ, cho nên sơn này thường được sử dụng cho bê tông để tạo ra bề mặt sàn bền, ít phải bảo dưỡng của nhiều hạng mục công trình như:
- Các trung tâm thương mại và tầng hầm
- Các nền nhà xưởng sản xuất thực phẩm và nước giải khát
- Các nền nhà xưởng sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế
- Các nền nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử
- Dây chuyền lắp ráp và xưởng sửa chữa
- Ngành may mặc và dệt nhuộm
- Bệnh viện và các khu vực vô trùng
- Các sàn siêu phẳng trong công nghiệp
- Xưởng sản xuất và bảo dưỡng máy bay.
3/ So sánh Epoxy tự san phẳng và Epoxy hệ lăn?
- Sơn epoxy hệ lăn được thi công bằng phương pháp lăn Roller. Dòng sơn này giá rẻ, có độ dày mỏng từ 0,2-0,5mm. Thích hợp dùng cho các tầng hầm, nhà xưởng, bãi đỗ xe.
- Sơn epoxy hệ san thì mắc hơn, lớp sơn phải có độ dày nhất định để sơn chảy ra, thường là khoảng 1/8 inch (3mm) để đạt được hiệu quả. Thích hợp với những nơi cần đáp ứng các điều kiện khắc khe như phòng thí nghiệp, bệnh viện,…
Dùng sơn epoxy hệ lăn hay hệ tự san phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Tuy nhiên với những sàn có điều kiện môi trường khắc nghiệt thì epoxy tự san phẳng vẫn tốt hơn.
Những ưu điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
1/ Độ bền tuyệt vời
Epoxy tự phẳng cực kỳ bền, nằm trong số những lựa chọn cứng nhất và chịu lực tốt nhất hiện có trong khâu thi công sàn. Nó có thể chịu được lưu lượng người qua lại khổng lồ và cả những loại máy móc lớn như xe nâng hàng và xe lu.
Đồng thời, khả năng chịu mài mòn của loại sơn này cũng rất cao, mang lại độ bền vượt trội và đảm bảo lớp phủ sẽ tồn tại trong nhiều năm.
2/ Chống chọi tốt với điều kiện môi trường
Epoxy tự phẳng có khả năng chống lại hầu hết các loại hóa chất, ngay cả cả những hóa chất tương đối ăn da thường thấy trong phòng thí nghiệm của các cơ sở sản xuất dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.
Tương tự, nó cũng có thể chống lại sự hư hại hoặc phai màu khi tiếp xúc với tia UV. Điều này càng làm tăng giá trị sử dụng lâu dài của nó và giảm thiểu nhu cầu bảo trì. Do đó, với nền bê tông của các công trình hay tiếp xúc với hóa chất thì sơn epoxy tự san sẽ giúp chống thấm nước và dầu cực tốt.
3/ An toàn và vệ sinh dễ dàng
Sơn Epoxy tự cân bằng không sử dụng dung môi, hạn chế tối đa việc sinh ra chất độc hại trong quá trình sử dụng. Hơn thế nữa, bởi vì bề mặt sơn tự phẳng là một khối liền mạch duy nhất, cho nên các loại nấm mốc và vi khuẩn không cách nào sinh tồn. Vì vậy mà sơn epoxy thường được sử dụng trong các công trình đòi hỏi tiêu chuẩn cao về môi trường như các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm…
Sơn epoxy tự phẳng cũng có tính chống bám bẩn rất tốt. Do đó mà việc vệ sinh cho sàn khá đơn giản, chỉ cần xà phòng và nước. Bạn không cần phải đánh bóng hay bảo trì đặc biệt gì, trừ khi có các quy định riêng.
4/ Màu sắc tùy chọn và tính thẩm mỹ cao
Epoxy tự phẳng có bề ngoài sáng bóng đem lại sự sang trọng và thẩm mỹ cho sàn nhà. Nhưng độ bám của nó lại rất tốt, có thể đi lại dễ dàng ngay cả khi bị ướt.
Ngoài ra, Epoxy còn có rất nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn cho các loại không gian khác nhau như bóng, màu xanh, xám và nhiều màu sắc khác.
5/ Dễ dàng thi công
Để thi công epoxy tự san phẳng, bạn chỉ cần đổ sơn lên bề mặt và trải ra bằng cào trải. Con lăn có gai sẽ được sử dụng để làm phẳng lớp phủ.
Những nhược điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
Ngoài những ưu điểm sáng chói thì epoxy tự san phẳng cũng tồn tại một vài hạn chế:
- Yêu cầu bề mặt : Phải đảm bảo sàn bê tông đạt đúng yêu cầu trước khi thi công như: sạch sẽ, phẳng, khô ráo, mác bê tông tối thiểu là 250, sàn cần được chống thấm trước khi sơn…
- Quá trình thi công epoxy tự san phẳng đòi hỏi đội ngũ thi công có nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp để mang lại kết quả tốt nhất.
- Khi tiến hành trộn sơn phải trộn đều vì sơn đóng rắn nhanh
- Giá sơn cao hơn các dòng sơn thông thường. Epoxy tự san phẳng cũng cần nhiều sơn hơn vì yêu cầu độ dày nhất định để đạt được độ mịn.
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng
Thi công sơn epoxy tự chảy đòi hỏi thợ phải có kinh nghiệm và cẩn thận làm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo ngay những bước thi công sau đây:
1/ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Mài xử lí bề mặt sàn bằng máy mài sàn công nghiệp toàn bộ bề mặt cần thi công để san bằng những chỗ lồi. Sau đó dùng máy hút bụi để làm sạch. Mục đích là tạo độ nhám cho bề mặt, giúp bám dính tốt hơn khi thi công sơn. Bên cạnh đó bước này còn giúp loại bỏ dị vật, vết bẩn, dầu mỡ trên mặt sàn bê tông.
Sử dụng các chất liệu chuyên dụng để tiến hành trám trét, bả toàn bộ những vết nứt nứt vở trên bề mặt sàn. Nếu bề mặt có nhiều vết nứt nẻ thì cần mài rộng vết nứt sau đó mới bả sửa để nền bê tông được bằng phẳng nhất.
2/ Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Sau khi xử lý sạch sẽ và bảo đảm khô ráo cho bề mặt sàn bê tông, chúng ta tiến hành thi công lớp sơn lót. Mở nắp 2 thùng chứa A và B, đổ từ từ thành phần B vào thùng chứa A. Sử dụng máy khấy trộn đều trong 2 phút, sau đó phun đều lên bề mặt hoặc dùng rulo lăn. Lớp sơn lót này giúp tạo độ cứng cho bề mặt và tăng sự liên kết giữa sàn nhà và lớp sơn phủ.
3/ Bước 3: Thi công sơn phủ epoxy tự san phẳng
Trộn sơn epoxy tự san phẳng bằng máy khuấy trộn theo tỉ lệ chuẩn. Tiếp theo, đổ sơn ra sàn rồi dùng cào gạt đều sơn ra bề mặt sàn. Thi công chắc chắn sẽ có bọt khí nên bạn cần dùng cọ lăn cọ lăn phá bọt khí lăn trên lớp sơn để bề mặt phẳng. Công đoạn này phải thật cẩn thận, sai 1 bước là hậu quả khó lường.
Bảng giá thi công sơn epoxy tự san phẳng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả thi công sàn epoxy như giá sơn epoxy tự phẳng, diện tích sơn, độ dày sơn, chất lượng sàn bê tông… Dưới đây là bảng giá tham khảo chung, bạn có thể dựa vào đó để ước tính chi phí cần thiết:
STT | Diện tích sàn | Đơn giá (Chưa VAT) |
Định mức: 1 Kg/m2 | ||
1 | > 2000m2 | 170.000đ/m2 |
2 | 1000 – 2000m2 | 170.000đ/m2 |
3 | 500 – 1000m2 | 170.000đ/m2 |
4 | 300 – 500m2 | 200.000đ/m2 |
Định mức: 1,5 Kg/m2 | ||
1 | > 2000m2 | 220.000đ/m2 |
2 | 1000 – 2000m2 | 220.000đ/m2 |
3 | 500 – 1000m2 | 220.000đ/m2 |
4 | 300 – 500m2 | 250.000đ/m2 |
Định mức: 2 Kg/m2 | ||
1 | > 2000m2 | 280.000đ/m2 |
2 | 1000 – 2000m2 | 290.000đ/m2 |
3 | 500 – 1000m2 | 290.000đ/m2 |
4 | 300 – 500m2 | 310.000đ/m2 |
Top 10 sơn Epoxy tự san phẳng khuyên dùng
Sơn Epoxy tự san phẳng Jotun Jotafloor SL Universal | Sơn Epoxy APT KeraSEAL ADO122 không dung môi |
Sơn epoxy tự san phẳng Chokwang | Sơn phủ epoxy tự san Joton Jona Level Elf55 |
Sơn Epoxy tự san phẳng Teksol Rompox 1005 | Sơn Epoxy APT Keraseal 3D trong suốt |
Sơn Epoxy tự san phẳng Jona Epo Metallic | Sơn Epoxy 2 thành phần hệ tự san phẳng APT KeraSEAL ADO40 |
Sơn epoxy 2 thành phần hệ tự san phẳng Nanpao Sunday 932 | Sơn epoxy tự san phẳng KCC Unipoxy Lining |
Đây là những thông tin cần thiết về sơn epoxy tự san phẳng. Thực tế thì thi công epoxy hệ san hay hệ lăn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Hãy tính toán kỹ có được chất lượng tốt nhất và giá thành rẻ nhất nhé.