Trong quá trình thi công sơn nhà hiện nay, sơn bả tường là một công đoạn cần thiết được áp dụng trong hầu hết công trình nhà ở. Nhưng cũng có khá nhiều ý kiến về việc có nên sơn bả tường trước khi sơn hay không. Ở bài viết này, Thanh Bình sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi Sơn bả là gì? Quy trình sơn bả tường chuẩn nhất.
Nội dung bài viết
Sơn bả là gì?
Sơn bả (còn gọi là sơn bả matit) là quá trình thi công sử dụng bay trét thép kèm theo bột matic làm cho bề mặt tường mịn đẹp và sáng bóng hơn. Việc này đòi hỏi thợ sơn nhà phải có tay nghề thi công cao, cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết một để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại Matit thường được sử dụng: Matit dẻo và Bột trét. Trong đó, Matit dẻo có độ bền hơn bột trét và thường được pha với xi măng. Còn bột trét không phải pha, chỉ cần khuấy với nước thật sệt là có thể dùng trực tiếp.
Cấu tạo của sơn bả tường
Sơn bả có cấu tạo gồm 3 thành phần:
– Chất kết dính: Gồm 2 loại chất kết dính dạng khoáng (Xi măng hoặc Gypsum) và chất kết dính polymer.
– Chất độn: Được sử dụng với mục đích tăng cường một số hoạt tính, giúp tăng khả năng thi công và độ vững chắc của công trình, chống cháy và tăng thể tích. Chất độn này thường là Carbonate calcium.
Phụ gia: Là loại nguyên liệu chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thành phần nhưng lại có vai trò quan trọng nhằm tạo cho sản phẩm các tính chất cần thiết, giữ nước cho thời gian ninh kết, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
Có nên sơn bả trước khi sơn tường không?
Có một số ý kiến cho rằng không nên sơn bả tường vì khí hậu nóng ẩm của Việt Nam sẽ khiến sơn bả tường dễ bị ẩm mốc, bong tróc.
Nhưng thật ra, suy nghĩ đó là không đúng. Với những không gian có đặc tính độ ẩm cao như nhà bếp hay nhà vệ sinh thì việc sử dụng sơn bả là rất cần thiết để gia tăng khả năng chống thấm cho tường. Ngoài ra, sơn bả còn có những ưu điểm khác như:
+ Giúp bề mặt tường mịn, phẳng, đẹp hơn
+ Phù hợp với các không gian quan trọng như phòng khách, phòng trưng bày… khiến không gian sáng sủa và sang trọng hơn với màng sơn mịn đẹp, bóng bẩy.
+ Tiết kiệm số lượng sơn vì khi đã sơn bả tường bằng matit giúp giảm tiêu hao, tiết kiệm lượng sơn lót, sơn phủ mà bạn phải dùng.
Tuy nhiên, sơn bả cũng có nhược điểm là khiến sơn phủ có độ bám và kết dính kém hơn. Do đó, gia chủ nên cân nhắc trước khi thi công bả.
Quy trình sơn bả tường đúng chuẩn
Để có được một bề mặt tường mịn màng và bóng bẫy thì bạn cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình sơn bả tường dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng
- Kê lót trước khi thi công
- Chuẩn bị bề mặt sơn bả
- Bột bả Matit
- Sơn lót
- Sơn phủ màu
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt cũ – mới
Trước khi bắt tay vào sơn bả, bạn cần đảm bảo tường nhà đã khô đạt chuẩn. Nếu tường chưa khô, độ ẩm bên trong sẽ thoát ra ngoài phá hỏng lớp sơn của bạn.
– Đối với tường cũ: Nên làm sạch bụi bẩn, rong rêu, dầu mỡ và lớp sơn cũ bằng sủi cán gỗ. Sau đó làm sạch với nước và để cho khô ráo.
– Đối với tường mới: Kết cấu tường phải thật sự khô và ổn định. Trong trường hợp tường xuất hiện vết nứt to thì phải trám khít bằng phụ gia chống thấm dẻo.
Bước 3: Tiến hành sơn bả tường
– Cách pha bột trét tường:
Phần này tùy thuộc vào sản phẩm mà bạn sử dụng thì trên bao bì của nhà sản xuất. Thông thường, một bao bột trét tường 40kg sẽ được pha với 14 – 16 lít nước sạch. Tỉ lệ bột : nước là 1 : 2.5.
Để bột không bị vón cục, nên cho bột từ từ vào nước và khuấy nhẹ, đều tay. Tiếp theo khuấy mạnh đến khi hỗn hợp đã nhão và đồng nhất với nhau.
Để yên 5 – 10 phút cho các hóa chất trong hỗn hợp phát huy tác dụng thì tiến hành khuấy đều lần nữa trước khi bắt tay vào sơn bả tường.
– Tiến hành trét bột tường:
Sử dụng bay trét 2 lớp bột lên bề mặt tường với độ dày không quá 1,5mm. Nếu dày hơn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình khô, bám dính và độ bền của bột trét tường. Thời gian giữa 2 lớp nên cách nhau khoảng 16h. Nên làm sạch bề mặt lớp thứ nhất trước khi quét lớp thứ 2 với độ dày tương đương.
– Tiến hành sơn lót & Sơn phủ hoàn thiện
Pha loãng sơn nước, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun để sơn lớp lót. Độ dày màng sơn khô là 30 -40 micron cho một lớp sơn trong điều kiện bình thường.
Cuối cùng, bạn cần chờ cho cho lớp lót hoàn thiện trước khi sơn lớp phủ cuối cùng. Thời gian tùy vào từng loại sơn.
Lưu ý về kỹ thuật sơn bả tường
Kỹ thuật sơn bả tường không khó nhưng bạn cần làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất:
– Pha bột theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất khuyến cáo. Sử dụng nước sạch và chỉ pha đủ liều lượng bề mặt tường cần sử dụng vi hỗn hợp sẽ bị đông cứng sau 1 giờ ngoài mội trường.
– Tuyệt đối không pha thêm bất cứ chất phụ gia nào vào hỗn hợp. Sau khi thi công thì bảo quản lượng bột dư thừa ở nơi khô ráo và thoáng máy
– Trét bột bả thật mỏng và đánh giấy ráp thật kỹ để tránh gây ra hiện tượng sau khi sơn màu sẽ bị bong tróc, không đông kết hoặc không bám vào bề mặt tường.
– Trước khi trét thêm lớp bột bả thứ 2: Nên thổi hết bụi trên bề mặt và sử dụng con lăn để lăn một lượt nước lã lên trên.
– Khi tiến hành sơn bả tường: Nên sử dụng bột bả loại tốt, vét các góc cạnh thật kỹ và không đẻ đọng dày bột gây tình trạng nứt.
Trên đây là những chia sẻ của Thanh Bình về sơn bả là gì. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hoàn thiện ngôi nhà mơ ước!