Blog

Kinh nghiệm xây nhà: 7 bước quan trọng cần chú ý

Khi bắt tay xây dựng một ngôi nhà mà bạn sẽ gắn bó lâu dài sau này, việc lên một kế hoạch chi tiết là vô cùng quan trọng. Xây nhà không chỉ cần đầu tư về tài chính mà còn yêu cầu sự hiểu biết về quy trình và các bước cần thiết để đảm bảo công trình được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, cosonthanhbinh.com sẽ chia sẻ với bạn 7 bước kinh nghiệm xây nhà, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt tay xây nhà.

Khi bắt tay xây dựng một ngôi nhà mà bạn sẽ gắn bó lâu dài sau này, việc lên một kế hoạch chi tiết là vô cùng quan trọng. Xây nhà không chỉ cần đầu tư về tài chính mà còn yêu cầu sự hiểu biết về quy trình và các bước cần thiết để đảm bảo công trình được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, cosonthanhbinh.com sẽ chia sẻ với bạn 7 bước kinh nghiệm xây nhà, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt tay xây nhà.

kinh nghiệm xây nhà

Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng nhà

Trước khi bắt đầu xây dựng, bạn cần xác định rõ những nhu cầu sử dụng của ngôi nhà như:

– Mục đích sử dụng: Xây nhà để ở, làm homestay cho thuê, làm văn phòng kinh doanh hay là kết hợp giữa ở và kinh doanh. Mỗi mục đích sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau về thiết kế, không gian, và công năng của ngôi nhà.

– Người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại ngắn hạn: Có thường xuyên có người thân, bạn bè đến thăm và ở lại hay không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định có nên thiết kế thêm phòng ngủ cho khách hoặc phòng khách rộng rãi hơn không.

Việc thu thập và phân tích những thông tin này giúp bạn lên kế hoạch phân chia không gian hợp lý và tiện nghi cho ngôi nhà.

nhu cầu sử dụng nhà

Bước 2: Xác Định Quy Mô Ngôi Nhà

Sau khi hoàn thành bước đầu tiên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về số lượng người và nhu cầu sử dụng trong nhà. Từ đó, bạn có thể xác định quy mô cụ thể cho ngôi nhà:

– Số lượng thành viên trong gia đình: Xác định số phòng ngủ và nhà vệ sinh cần thiết.

– Xác định các khu vực chức năng muốn có: Dựa trên nhu cầu sử dụng, bạn có thể quyết định những khu vực nào cần xây, chẳng hạn như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng làm việc, phòng chơi cho trẻ em, phòng xem phim, phòng chơi game, phòng thể dục…

– Số tầng và tổng diện tích sàn: Tùy vào số lượng thành viên và nhu cầu sử dụng, bạn cần quyết định số tầng cũng như tổng diện tích sàn cần thiết để đảm bảo không gian đủ rộng rãi mà vẫn thoải mái.

– Nghiên cứu các quy định xây dựng tại địa phương: Các quy định này có thể bao gồm giới hạn chiều cao tối đa, số tầng tối đa được phép xây dựng, diện tích xây dựng tối đa, khoảng lùi công trình, mật độ xây dựng, và các yếu tố liên quan khác. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng dự án của bạn tuân thủ pháp luật và không gặp rắc rối về pháp lý sau này.

quy mô nhà

Bước 3: Dự Trù Chi Phí Xây Dựng

Để xây nhà thành công, bạn cần lập kế hoạch tài chính chi tiết bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau:

– Phá dỡ và san lấp mặt bằng: Nếu xây trên đất có nhà cũ.

– Gia cố móng: Đảm bảo nền móng vững chắc, đặc biệt nếu nền đất yếu.

– Cấp phép xây dựng: Chi phí này thay đổi tùy theo diện tích và khu vực xây dựng.

– Xây dựng cơ bản: Bao gồm xây phần thô, hoàn thiện, nhân công, giám sát và thuê nhà thầu.

– Mua sắm vật tư và thiết bị: Mua các loại dụng cụ xây nhà (cọ sơn, cọ lăn, bay trét…) và nguyên vật liệu cần thiết )xi măng, vữa, gỗ, gạch…).

>> Xem các loại cọ lăn sơn chất lượng

>> Xem các loại cọ quét sơn chất lượng

>> Xem các loại dụng cụ xây dựng chất lượng

– Thiết kế: Chi phí này phụ thuộc vào kiểu thiết kế và yêu cầu cá nhân.

Ngoài ra, nên dự trù thêm khoảng 10% – 15% tổng chi phí để đối phó với các chi phí phát sinh không lường trước trong quá trình thi công.

dự trù chi phí xây dựng

Bước 4: Tìm Kiến Trúc Sư/ Đơn Vị Thiết Kế

Thông thường, với những ngôi nhà dân dụng, người ta thường không hay tìm kiến trúc sư mà tự mày mò theo ý thích của mình. Tuy nhiên, với những gia chủ sở chưa có kinh nghiệm xây nhà hoặc sở hữu mảnh đất đắt địa muốn xây một căn nhà bề thế, những mảnh đất phức tạp khó xây… thì một kiến trúc sư giỏi hoặc một đơn vị thiết kế uy tín sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng ngôi nhà mơ ước của mình. Những thứ bạn cần chuẩn bị trước khi đến với kiến trúc sư:

– Xác định phong cách thiết kế: Chọn phong cách hiện đại, truyền thống, tân cổ điển, đơn giản, hay sang trọng. Các loại phong cách mong muốn như Boho, Địa Trung hải, Eco hay Vintage…

– Hướng nhà và màu sắc chủ đạo: Hướng nhà rất quan trọng, không chỉ về mặt phong thủy mà còn ảnh hưởng đến việc đón ánh sáng, gió và nhiệt độ. Màu sắc chủ đạo cũng cần được chọn kỹ để phù hợp với tổng thể kiến trúc và sở thích cá nhân.

– Tiện ích và tiện nghi: Xác định những tiện ích bạn muốn có như sân vườn, ban công, tầng thượng, bể bơi, giếng trời, hoặc nhà để xe. Những tiện ích này không chỉ làm tăng giá trị ngôi nhà mà còn mang lại sự tiện nghi trong cuộc sống hàng ngày.

– Quy định xây dựng địa phương: Nắm rõ các quy định về chiều cao, số tầng và các yêu cầu khác.

Chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố trên giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả cho kiến trúc sư, từ đó họ có thể thiết kế ngôi nhà phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của bạn.

kiến trúc sư

Bước 5: Xin Cấp Giấy Phép Xây Dựng

Trước khi bắt đầu xây dựng, bạn cần hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thường bao gồm đơn đề nghị cấp phép, bản sao chứng nhận quyền sở hữu đất, bản thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, và cam kết an toàn xây dựng nếu cần.

– Bản sao thiết kế xây dựng: Bao gồm các bản vẽ, kế hoạch thiết kế đã được phê duyệt, và cam kết an toàn xây dựng nếu cần.

– Cam kết an toàn xây dựng (nếu cần): Nếu xây dựng liền kề, cần cam kết đảm bảo an toàn cho công trình bên cạnh.

Thời gian xử lý và cấp giấy phép thường kéo dài khoảng 15 ngày sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

giấy phép xây dựng

Bước 6: Lựa Chọn Nhà Thầu Thi Công

Bạn có thể chọn một trong ba phương thức thuê nhà thầu sau:

– Thuê chỉ nhân công: Nhà thầu cung cấp nhân công, bạn tự chuẩn bị vật liệu và quản lý công trình.

– Khoán một phần công việc: Thỏa thuận một khoản tiền cố định cho một phần công việc cụ thể.

– Khoán toàn bộ gói thầu: Nhà thầu đảm nhận toàn bộ công việc, từ cung cấp vật liệu, quản lý công trình đến thi công.

Nếu bạn là người xây nhà lần đầu chưa có kinh nghiệm xây nhà, phương án khoán toàn bộ gói thầu là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi. Hãy tìm nhà thầu uy tín, có giấy phép kinh doanh và lập hợp đồng rõ ràng quy định trách nhiệm, quyền lợi của hai bên, các điều khoản về tiến độ, chất lượng công trình và hình thức xử lý khi xảy ra tranh chấp. để đảm bảo trách nhiệm và chất lượng công trình.

nhà thầu

Bước 7: Lựa Chọn Người/ Đơn Vị Giám Sát Thi Công

Người giám sát là cực kỳ quan trọng để tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc như:

  • Mất trộm vật liệu và tiền bạc.
  • Thiếu trách nhiệm của nhân công, dẫn đến công trình kém chất lượng hoặc kéo dài thời gian hoàn thiện.
  • Nhà thầu không tuân thủ đúng bản thiết kế.

Thông thường gia chủ sẽ là người tự giám sát công trình, hoặc nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì bạn có thể thuê một đơn vị giám sát công trình đáng tin để giám sát. Người giám sát sẽ báo cáo tình hình thi công và đảm bảo công trình được thực hiện đúng thiết kế và tiến độ.

giám sát công trình

Một Vài Kinh Nghiệm Xây Nhà Khác

– Đảm bảo độ dốc cho sàn nhà vệ sinh và ban công: Sử dụng thước nước để kiểm tra độ dốc khi lát sàn, đảm bảo nước có thể thoát ra ngoài.

– Tận dụng ánh sáng tự nhiên và không gian thoáng mát: Thiết kế nhiều cửa sổ hoặc giếng trời để ánh sáng và không khí lưu thông tốt.

– Thiết kế phòng ngủ: Không cần quá rộng, nhưng nên để chân giường cao và thoáng để dễ dàng quét dọn. Tránh sử dụng giường hộp để thuận tiện vệ sinh.

– Trần nhà bằng thạch cao: Nên làm phẳng và ít gờ để dễ vệ sinh và giữ đẹp lâu dài.

– Phòng tắm: Tạo hốc hoặc gờ để đặt chai lọ gội đầu, sữa tắm thay vì sử dụng giá kệ inox hoặc nhựa để dễ vệ sinh hơn.

– Thiết bị âm tường: Đầu tư vào ống nước, dây điện, thiết bị vệ sinh âm tường để tiện lợi trong vệ sinh. Chọn sản phẩm với lớp men chất lượng tốt để dễ lau chùi.

– Sử dụng những dụng cụ xây dựng chất lượng: Tự hào hoạt động 60 năm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dụng cụ xây dựng, cọ sơn Thanh Bình tự tin đem đến những sản phẩm chất lượng nhất đến với người dùng.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xây nhà và chuẩn bị tốt hơn cho dự án của mình.

Địa chỉ mua cọ lăn sơn chất lượng

Tự hào là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm cọ sơn, con lăn sơn và Dụng cụ xây dựng chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam, Cọ sơn Thanh Bình tự tin đem đến các dòng sản phẩm đa dạng và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của nhà thầu và thợ sơn nghiệp nhất.

—————–

– Điện thoại: (0283) 851.8123 – (0283) 983.2012

– Email: Kinhdoanh@thanhbinhcorp.vn

– Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/thanhbinhcorp.vn

Tin tức liên quan

lưu ý khi mua con lăn sơn tường

Những yếu tố cần lưu ý khi mua con lăn sơn tường cho dự án lớn

phong cách nhà địa trung hải

Phong Cách Nhà Địa Trung Hải – Hoang Dã và Sang Trọng

phong cách nội thất boho

Phong Cách Nội Thất Boho: Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Tự Do Và Sáng Tạo