Mở cửa hàng vật liệu xây dựng luôn là ý tưởng khởi nghiệp làm giàu đầy tiềm năng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ thì hãy xem cách mở cửa hàng vlxd thế nào nhé. Còn nếu mới chân ướt chân ráo vào nghề thì những thông tin dưới đây càng hữu dụng trước khi bạn quyết định kinh doanh.
Nội dung bài viết
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng lợi nhuận bao nhiêu?
Lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh hàng đầu của bất cứ ngành nào, không riêng vật liệu xây dựng. Xã hội luôn phát triển đi cùng với đó là nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà cửa luôn tăng.
Nếu bạn có lượng khách hàng ổn định, nguồn cung hàng ổn định, chiết khấu cao và khả năng quản lí tốt thì việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng có thể mang lại cho bạn lợi nhuận từ 40 triệu – 50 triệu đồng mỗi tháng. Con số này có thể cao hơn nữa, vì bạn còn nhận được nhiều ưu đãi khác từ nhà cung cấp khi đạt mục tiêu doanh số.
Hấp dẫn là vậy nhưng tại sao rất ít người bước chân vào ngành này?
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng VLXD cần rất nhiều vốn. Vốn cho việc nhập hàng, vốn cho duy trì hoạt động và đặc biệt là vốn bị tồn đọng ở công nợ khách hàng.
Bạn cần vốn khoảng 200 – 300 triệu cho việc nhập hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Với chi phí quản lý, nhân công, thuê mặt bằng, bảng hiệu, phương tiện vận chuyển… bạn sẽ cần khoảng 50 – 100 triệu. Ngoài ra, còn cần thêm khoảng 50 triệu dự trù để xoay sở trong những tháng đầu trước khi có dòng tiền kinh doanh VLXD đầu tiên mang về.
=> Như vậy, tổng tiền đầu tư ban đầu khoảng 400 triệu đồng. Đây là con số không hề nhỏ.
Nếu bạn không mạnh vốn, khó có thể kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả. Nếu xài chiêu bán chịu để bán được hàng, hãy xác định rằng họ sẽ chiếm dụng vốn của mình. Tối đa cho khách nợ 40%/một đơn, và nợ tối đa không quá 1 đơn trong vòng 7 ngày (có thể cho nợ gối đơn – trả hết đơn trước + ứng thêm 60% đơn sau mới được).
Nếu bạn không có nhiều vốn thì có thể nghĩ đến nhiều phương thức như làm nhượng quyền, tìm đối tác kinh doanh VLXD chung…
Còn nếu bạn muốn tự làm chủ thì có thể huy động từ người thân, bạn bè hoặc vay ngân hàng cả hình thức có thế chấp và tín chấp.
Thủ tục mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Kinh doanh ngành nghề nào cũng có quy định, thủ tục pháp lý riêng về ngành nghề đó. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn cũng phải đăng kí kinh doanh ở cơ quan nhà nước.
Nếu mới bắt đầu, bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc doanh nghiệp tư nhân. Khi đã có nhiều kinh nghiệm thì có thể làm thủ tục đăng kí công ty sau.
Thủ tục mở cửa hàng vật liệu xây dựng khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm hồ sơ và gửi đến cơ quan đăng kí cấp quận huyện nơi bạn muốn kinh doanh.
1/ Hồ sơ mở cửa hàng vlxd bao gồm:
+ Tên hộ kinh doanh là gì
+ Địa chỉ kinh doanh ở đâu
+ Ngành, nghề kinh doanh là gì
+ Số vốn kinh doanh bao nhiêu
+ Thông tin cá nhân của người đăng ký mở cửa hàng kinh doanh là gì?.
2/ Các bước thủ tục gửi đăng kí bao gồm:
+ Bước 1: Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHĐT
+ Bước 2: Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
+ Bước 3: Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia
+ Bước 4: Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế
+ Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư
+ Bước 6: Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng
+ Bước 7: Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số
+ Bước 8: Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT
Các mặt hàng vật liệu xây dựng
+ Nhóm vật liệu xây dựng thô: xi măng, cát, đá, sỏi, gạch xây…
+ Nhóm vật liệu liệu kết cấu: bê tông, vữa, phụ gia xây dựng.
+ Nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện:
+ Xây dựng tường và trần: Gạch ốp, sơn nước, hệ thống diện nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị phòng tắm, trần nhựa…
+ Vật liệu hoàn thiện như: đá lát nền để trang trí.
+ Nhóm vật liệu xây dựng nội ngoại thất : bàn ghế, giường, tủ… Những vật tư ngoại thất bao gồm: gạch, nhôm, gỗ, sắt, vữa, thép.
+ Nhóm vật liệu phân theo chất cấu thành nên vật liệu: gỗ, nhựa, thép, sắt, thép…
Mỗi loại vật liệu sẽ đóng vai trò quan trọng giúp công trình trở nên hoàn thiện hơn. Chính vì thế, không bỏ qua bất cứ vật liệu nào, phải xem xét kỹ công trình của mình cần các loại nào để sử dụng.
Nguồn hàng từ đâu cho người mới bắt đầu?
Có 3 gợi ý nguồn cung cấp vật liệu xây dựng bạn có thể tham khảo:
+ Nhập hàng trực tiếp từ Công ty Vật liệu Xây dựng:
Khi bạn nhập hàng từ đây, rõ ràng bạn sẽ trở thành đại lý phân phối trực tiếp của công ty và có mức chiết khấu cao nhất, giảm giá theo đơn đặt hàng và có chương trình hỗ trợ vận chuyển. Tuy nhiên, các công ty này sẽ yêu cầu bạn nhập hàng với số lượng lớn nên bạn sẽ cần chuẩn bị một số vốn lớn ban đầu. Nếu nguồn vốn có hạn, kinh doanh nhỏ thì bạn nên cân nhắc.
+ Nhập khẩu hàng hóa thông qua các đại lý khu vực:
Đây là các đại lý phân phối của các công ty vật liệu xây dựng. Bạn sẽ không phải nhập nhiều hàng từ đầu. Giá cả và chất lượng được đảm bảo nên có thể yên tâm. Hầu hết các cửa hàng VLXD chọn nhập hàng từ nguồn này.
+ Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài:
Nếu bạn có một số vốn lớn, bạn có thể đầu tư xây dựng một cửa hàng VLXD cung cấp hàng hóa nhập khẩu dành cho khách hàng nhu cầu cao. Tất nhiên, chi phí nhập, vận chuyển, giá bán sẽ cao hơn.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng
Tìm hiểu thị trường
Đây là bước cực kì quan trọng quyết định mô hình, vốn đầu tư, cách bạn triển khai và nhiều thứ khác nữa. Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng rất rộng, bạn phải tìm hiểu xem mặt hàng nào bán chạy, có xu hướng trong tương lai. Từ đó xác định được khách hàng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh.
Khi đã có được bức tranh tổng thể và quyết định được hướng kinh doanh nào thì bạn bắt đầu sang bước tiếp theo là tìm mặt bằng.
Tìm kiếm mặt bằng
Vị trí mặt bằng kinh doanh quyết định đến 70% sự thành công hay thất bại của bạn. Một mặt bằng đẹp có ít đối thủ xung quanh, nhiều công trình xây dựng, dân cư đông đúc, đường đi thuận lợi sẽ là bước đệm cực kì tốt.
Bạn kinh doanh vật liệu xây dựng thô thì phải tìm nơi có diện tích đủ lớn vừa làm kho chứa vừa làm cửa hàng buôn bán.
Bạn kinh doanh vlxd khác thì chỉ cần cửa hàng 50-100m2 làm showroom là có thể kinh doanh được rồi.
Xác định mặt hàng chủ lực
Chỉ chọn ngành vật liệu thô hay vật liệu hoàn thiện sẽ không đủ. Khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng bạn phải chọn ra mặt hàng chủ lực làm sản phẩm kinh doanh chính của cửa hàng. Điều này giúp bạn không bị phân bổ nguồn lực không đúng chỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Khách hàng dễ nhớ đến bạn hơn khi có nhu cầu về mặt hàng mà bạn chuyên cung cấp.
Định giá sản phẩm chính xác
Giá vật liệu xây dựng thay đổi thường xuyên, có thể hôm nay rẻ, ngày mai trở nên đắt đỏ. Tuy đa phần vật liệu có giá khá rẻ nhưng khi mua số lượng lớn về để xây nhà thì sự tăng hay giảm quyết định khá nhiều tới khả năng mua của khách hàng. Bạn cần thường xuyên cập nhật giá thị trường, giá từ nhà cung cấp để có thể đưa ra mức giá hợp lý cho khách.
Chiến lược tiếp thị, bán hàng
Nghe thì có vẻ lý thuyết nhưng đây là một câu hỏi cực kì thiết thực và quan trọng. Nếu không bán được hàng bạn sẽ làm gì?
Hầu hết cửa hàng vật liệu xây dựng hiện nay vẫn làm theo kiểu truyền thống tức là dựa vào vị trí cửa hàng và mối quan hệ để buôn bán. Tuy nhiên, nếu không có được những điều đó thì việc sử dụng các phương thức bán hàng, tiếp thị hiện đại trên online như facebook, zalo, website… là điều bạn nên cân nhắc
Hoặc bạn cũng có thể tự đi tiếp thị tại công trường, công trình xây dựng, sử dụng băng rôn tờ rơi…
Và trên hết là bạn phải lên một kế hoạch cụ thể và ngân sách cho việc đó để có thể đo lường được hiệu quả cũng như chi phí bỏ ra để bán hàng.
Quản lý vận chuyển
Không phải khách nào cũng có điều kiện để chở hàng về nhất là khi vật liêu xây dựng chủ yếu là hàng cồng kềnh. Vận chuyển hàng tận nơi giúp khách hàng dễ dàng quyết định khi mua hàng của bạn hơn.
Bạn nên tự trang bị phương tiện vận chuyển và thuê nhân viên giao hàng thay vì thuê ngoài. Bởi vì khi tự chủ động bạn có thể quản lý được chi phí và thời gian giao hàng cho khách.
Quản lý dòng tiền
Công nợ là nỗi khiếp sợ khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Khách hàng mua nợ thường không thanh toán toàn bộ hợp đồng mà chia thành nhiều đợt, trong khi cần tiền quay vòng nhập hàng.
Nếu không cho khách nợ bạn sẽ khó bán được hàng hóa số lượng nhiều, nhưng nợ nhiều bạn sẽ cạn vốn để tiếp tục kinh doanh.
Chính vì vậy, bạn cần xây dựng chính sách bán hàng phù hợp tránh tồn đọng nợ. Bên cạnh đó cần hoạch toán rõ ràng tránh thất thoát khi tính toán thu chi.
Rủi ro trong kinh doanh vật liệu xây dựng
Rủi ro chất lượng vật liệu xây dựng
Nguồn hàng vật liệu xây dựng hiện nay khá nhiều, tuy nhiên nếu quá ham rẻ hoặc không tìm hiểu kĩ bạn rất dễ nhập hàng giả, kém chất lượng về.
Chất lượng sản phẩm thấp sẽ khiến khách hàng từ bỏ bạn. Mà khi kinh doanh vật liệu xây dựng, khách hàng cũ lại là nguồn mang lại doanh thu chính.
Kiểm soát chất lượng đầu vào sẽ là bước đi quan trọng giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh của mình.
Rủi ro ôm hàng tồn kho
Muốn làm đại lý vật liệu xây dựng thì bạn phải nhập số lượng hàng tương đối lớn. Bởi khi nhập số lượng bạn mới có được giá tốt và chiết khấu cao.
Nhưng nhập nhiều mà bán không được hoặc xả hàng không xong tới lúc cạn vốn thì việc phải rao bán thanh lý cửa hàng vật liệu xây dựng là chuyện không hiếm gặp.
Rủi ro công nợ
Bán được hàng thì vui nhưng bán hàng mà khách nợ quá nhiều thì không vui tí nào. Nợ tồn nợ đọng khiến bạn cạn vốn để duy trì hoạt động cho cửa hàng. Vì vậy cần tính toán kĩ để vòng quay vốn nhanh nhất có thể.
Rủi ro thị trường
Sản phẩm này hôm nay hot mai ế là chuyện quá bình thường. Thêm nữa, nhu cầu xây dựng nhà ở của thi trường xuống thấp cũng khiến bạn gặp khó khăn khi kinh doanh.
Và rất nhiều rủi ro tiềm tàng khác như đối thủ mới, cạnh tranh giá, mất nguồn hàng…
Hãy chuẩn bị thật kĩ trước khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn bạn kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh vật liêu xây dựng chi tiết nhất. Cảm ơn các bạn theo dõi và nhớ đón đọc các bài viết tiếp theo của Thanh Bình nhé.
Tham khảo thêm:
– Kinh nghiệm Mở đại lý sơn kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng
– Kinh nghiệm mở cửa hàng kim khí tổng hợp
– Kinh nghiệm Mở đại lý sơn kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng
Liên hệ ngay với cọ sơn Thanh Bình – chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng cho các công ty vật liệu xây dựng uy tín hàng đầu Việt Nam:
– Hotline: 08 (385 11951)
– Zalo: 0909.992.916
– Hộp thư điện tử: Kinhdoanh@thanhbinhcorp.vn