Thông thường, các bộ phận của một đôi giày thường được kết nối với nhau bằng cách may hoặc dán. Sau một thời gian sử dụng, giày có thể sẽ xảy ra tình trạng hở keo, bong tróc. Để khắc phục, bạn có thể ra tiệm hoặc xử lý ngay tại nhà với keo dán và Cọ quét keo giày chuyên dụng.
Nội dung bài viết
Cọ quét keo giày là gì?
Cọ quét keo giày là loại cọ có kích thước nhỏ, cán dài, ứng dụng nhiều trong hội họa, để dọn dẹp và quét sơn ở các góc nhỏ sâu,và được ưa chuộng để quét keo dán đế giày.
Cọ quét keo giày lý tưởng nhất được làm từ lông động vật thiên nhiên. Ưu điểm của cọ làm từ lông động vật là thường khá mềm, thấm sơn tốt và tải sơn đều. Nó có thể sử dụng cho cả bề mặt nhẵn mịn hoặc hơi thô ráp, dùng được cho nhiều loại sơn.
Mua cọ quét keo, quét sơn chính hãng uy tín tại Thanh Bình
Hướng dẫn dán đế giày hiệu quả tại nhà
Dán đế giày sai cách không chỉ khiến đôi giày trông thiếu tính thẩm mỹ mà còn nhanh chóng bị bong keo trở lại. Vì vậy, bạn nên làm theo những hướng dẫn dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
1/ Vệ sinh đế giày
Nếu không được vệ sinh sạch đế giày thì keo sẽ bám vào các lớp bụi bẩn. Đế giày sẽ nhanh chóng báo hỏng và bung keo. Vì vậy, bước đầu tiên trong quy trình dán đế giày hiệu quả tại nhà chính là vệ sinh sạch sẽ vùng đế giày bị bung keo.
2/ Nhét giấy hoặc shoe tree vào giày
Khi dán keo đế giày, để tránh làm hỏng form giày, bạn cần nhét giấy hoặc shoe tree (Dụng cụ giữ form giày) vào bên trong giày. Bước này không chỉ giúp tạo độ cứng cần thiết mà còn giúp thấm hút keo thừa thấm vào trong giày.
3/ Dùng keo dán lên viền đế giày
Dùng keo dán dọc theo viền đế giày bị bong. Bạn nên bóp keo vào viền bên dưới (phần viền gắn với đế giày) để keo bám chắc hơn và tránh keo thừa lem ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
Khi giày bị bong mảng lớn ở mõm giày, bạn nên dán phần xung quanh trước, phần mõm giày dán cuối cùng để tránh nhăn nhúm thân giày.
* Lưu ý:
Nên sử dụng cọ quét keo giày để trải mỏng lớp keo, tránh bị lem ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Thích hợp nhất để dán keo giày là những loại cọ quét keo đầu dẹp hoặc cọ quét keo đầu tròn bằng lông tự nhiên.
4/ Dùng vật nặng đè lên giày
Để đế giày dính chắc hơn khi dán, hãy sử dụng một vật nặng đè giày khoảng 2 phút. Hoặc bạn có thể dùng tay, chân ấn lên cũng được.
5/ Cắt bỏ keo thừa
Bạn cần cắt bỏ phần keo thừa để giày đạt thẩm mỹ cao nhất. Cuối cùng, chỉ cần bỏ giấy độn hoặc shoe tree ra là hoàn thành cách dán đế giày tại nhà cực kỳ đơn giản.
Những nguyên nhân làm giày bị bong keo
Có rất nhiều nguyên nhân ngoại cảnh khiến giày bị bong tróc:
1/ Không biết cách bảo quản giày
Rất nhiều chất liệu giày dễ bám bụi và hư hỏng bởi những tác động từ môi trường bên ngoài. Nếu bạn lơ là không bảo quản tốt, không giặt giày và phơi định kỳ sẽ khiến giày bị bám bụi hoặc ẩm ướt, khiến cấu trúc keo giày thay đổi. Từ đó, lớp keo giày sẽ mất dần tác dụng và bong tróc.
2/ Lạm dụng chất tẩy rửa và hóa chất
Chất tẩy rửa có tác dụng khử và làm sạch vết bẩn mạnh mẽ nhưng cũng thường chứa chất oxi hóa rất mạnh. Những đôi giày, nhất là giày thể thao tiếp xúc với chất tẩy rửa quá nhiều thì thường sẽ xuất hiện phản ứng oxi hóa – khử, gây giãn nở lớp keo ở đế dày, dần dần khiến chúng bị bong ra.
3/ Ngâm giày trong nước quá lâu hoặc để giày bị ẩm
Môi trường ẩm ướt là điều kiện sống tuyệt vời cho vi sinh vật, gây ảnh hưởng xấu tới chất liệu của giày và phá hủy lớp keo dán đế giày. Đặc biệt là những đôi giày làm bằng chất liệu đặc biệt như da, vải. Khi ngâm nước lâu, chúng sẽ dễ bị úng, giòn, tróc keo và xuống dáng nhanh chóng.
Các loại keo phổ biến dùng để dán giày
– Keo dán Seaglue – SG 45
Loại keo khá phổ biến, được dùng rộng rãi để làm Keo dán giày sneaker, giày thể thao, dép… Bạn có thể mua ở các cửa hàng bán vật liệu.
– Keo dán 3M PR100
Được sản xuất bởi công ty 3M, chuyên sản xuất vật liệu kết dính. Chính vì thế mà chất lượng của keo được đánh giá cao.
– Keo P66
Đây là tên gọi thông dụng của keo Y66, hoặc X66, hay dân gian thường gọi là keo con chó. Loại keo này phổ biến vì giá rẻ, hiệu quả cao và dễ sử dụng. Keo dán được nhiều bề mặt như da, gỗ, nhựa, cao su, xốp, giấy…
– Keo 502
Nổi tiếng với khả năng kết dính cực kỳ tốt và khô nhanh, được nhiều người lựa chọn để dán giày thể thao.
* Lưu ý: Keo 502 chống nước kém. Giày dễ bị bong trở lại nếu tiếp xúc nhiều với nước sau khi dán. Bạn nên hạn chế để giày thấm nước khi dùng keo 502.
Và đó là những hướng dẫn Hướng dẫn sửa giày bằng Cọ quét keo giày không cần ra tiệm. Bạn cần chú ý chọn loại keo phù hợp và cọ quét keo giày chất lượng tốt để đạt kết quả hoàn hảo nhé.