Blog

Hướng dẫn cách sơn tường nhà chi tiết nhất

Để ngôi nhà có một lớp áo đẹp, chất lượng tốt và bền màu thì cách sơn tường cũng là một bước quan trọng và cần thiết. Ngoài tác dụng trang trí, tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà, lớp áo sơn này còn đóng vai trò bảo vệ công trình khỏi tác động của môi trường trong suốt một thời gian dài. Việc tìm hiểu cách sơn tường nhà có thể tốn khá nhiều thời gian nhưng bù lại kết quả đem lại sẽ giúp bạn có được bề mặt tường mịn và đẹp như mong muốn.

cách sơn tường

Lưu ý khi sơn tường nhà

Trước khi bắt tay vào sơn lại tường cũ, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để chủ động trong mọi tình huống cũng như tránh được các vấn đề không mong muốn trong cách sơn tường.

1. Chọn thời điểm sơn tường phù hợp

Ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc, thời điểm sơn tường nhà phù hợp nhất là vào mùa thu với đặc thù mát mẻ, khô ráo nhất là cuối tháng 8, tháng 9 hoặc tháng 10. Đối với các vùng miền khác, khí hậu không phân chia mùa rõ rệt như miền Bắc, thì bạn nên chọn thời điểm khô ráo, tránh thời tiết mưa nhiều hoặc độ ẩm cao. Bởi khi đó, công trình sẽ lâu khô và gặp nhiều sự cố như bong tróc, ngấm ẩm.

lưu ý khi sơn nhà

2. Tính toán số lượng sơn cần mua

Để tiết kiệm được chi phí trong việc tự sơn tường cũ, bạn cần tính toán ước lượng số sơn cần mua, song song đó bạn cần biết diện tích tường nhà định sơn là bao nhiêu và độ phủ của từng loại sơn. Độ phủ là số mét vuông mà mỗi lít sơn có thể phủ hết bề mặt tường nhà hay kim loại. Lượng sơn cần dùng cho bề mặt phẳng sẽ đỡ tốn kém hơn so với bề mặt gồ ghề.

Dưới đây là bảng tham khảo cọ sơn Thanh Bình giới thiệu bạn để ước lượng được số lượng cần mua theo từng loại cho các diện tích khác nhau:

cách tính số lượng sơn

Lên kế hoạch sơn tường nhà

1. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng

Tùy vào những mục đích và nhu cầu khác nhau mà bạn cần phải chuẩn bị trước những công đoạn cần thiết, và dự tính lượng sơn cho chính xác để không bị thiếu hụt. Đối với nhà cũ mà bạn muốn sơn lại tường cũ, việc sơn lại tường thường trong những trường hợp sau đây:

Sơn theo định kỳ: Do nhiều tác động từ môi tường cũng như con người, tường nhà sẽ bị hao mòn và mất đi lớp màu theo thời gian sẽ làm bức tường mau cũ.

Sơn lại nhà trước khi có sự kiện quan trọng: Tết, tiệc tùng, cưới hỏi hay các sự kiện quan trọng khác…

Cải tạo hay nâng cấp ngôi nhà: Sau một thời gian dài sử dụng thì bạn chắc chắn phải sơn lại để làm nên diện mạo mới cho tổ ấm của gia đình.

Thay đổi phong cách mới: Bạn đã quá chán với màu sắc hiện tại của ngôi nhà và muốn tự sơn lại tường cũ theo phong cách mới, cá tính mới.

sơn lại tường cũ

2. Chọn màu sơn

Đây là bước quan trọng nhất vì màu sơn sẽ phản ánh được tính cách và phong cách của bạn. Màu sơn không chỉ cần phù hợp với nội thất trong nhà, mà còn phải hợp với phong thủy của năm để tạo nên may mắn cho gia đình bạn.

Màu sắc của sơn gồm một số màu gốc, các màu khác có được là do pha chế từ màu gốc. Hiện nay trên thị trường các hang sơn đều đáp ứng được bảng màu để bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Trên cơ bản thì màu thực tế của các hãng sơn đều giống nhau, màu thực tế thì tùy thuộc vào chất lượng sơn và chất lượng thi công.

Sơn có nhiều chủng loại, nhãn hiệu nhưng phần lớn là sơn gốc nước. Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách sơn tường cũ thì bạn cần xác định được tông màu trang trí (có thể nhờ tư vấn, tham khảo từ các đại lý sơn) sau đó mới quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Đối với sơn tường cũ ngoài trời, bạn nên chọn màu sáng, ít hấp thu ánh sáng mặt trời. Sơn trong nhà cần lưu ý đến nội thất và mục đích sử dụng của từng phòng. Kích thước phòng cũng là yếu tố cần chú ý khi chọn màu sơn.

chọn màu sơn phù hợp

Lưu ý: Chọn màu sắc sơn phù hợp theo từng khu vực phòng để có tâm trạng thoải mái nhất.

3. Dự tính chi phí

Chi phí sơn lại cho ngôi nhà của bạn được bao gồm nước sơn, sơn lót, bả sơn, cọ sơn. Giá sơn nên khảo sát gần thời điểm bạn sơn nhà, đối với những loại sơn chất lượng tốt thì có giá cao hơn sơn thường một chút. Bạn nên lưu ý là giá sơn ngoài trời cao hơn giá sơn trong nhà.

“Sơn lại tường cũ có cần sơn lót không?”. Đây là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc bởi thông thường các gia chủ sơn nhà nếu không quá kỹ tính chỉ sơn 1 lớp, nhưng sẽ không bảo vệ được lớp sơn bền lâu. Cọ sơn Thanh Bình khuyên bạn nên sơn ba lớp bởi vì:

–       Lớp đầu tiên dùng để làm phẳng mặt tường, tạo độ kết dính cho các lớp sơn sau.

–       Lớp thứ 2 là sơn lót, tác dụng để ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thẩm thấu. Tùy theo chi phú và nhu cầu bạn có thể chọn sơn một hay hai lớp.

–       Lớp sơn thứ 3 là sơn bao phủ, có tác dụng bảo vệ và trang trí.

sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không

Cách sơn tường nhà đúng kỹ thuật

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường

Bề mặt tường mới:

Với bề mặt tường mới xây, bạn sử dụng bàn chà giấy nhám để mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp sơn hay bột bả. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.

Tiếp đến làm sạch bụi bẩn trên tường bằng chổi quét bụi hay giẻ lau.

Trước khi tiến hành công đoạn bả matit, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng con lăn sơn lăn bằng nước sạch. Chỉ nên lăn một lớp nước mỏng, không nên lăn quá nhiều.

Bề mặt tường cũ:
Với bề mặt tường cũ, bạn phải dùng cây sủi tường để loại bỏ các vết bẩn, nấm móc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột bả cũ,…

Bên cạnh đó, hãy xả bỏ toàn bọ lớp sơn đã mất đi độ bám dính.

Sau đó tiến hành rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi thi công sơn bả.

vệ sinh bề mặt tường

Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường

Chống thấm là công đoạn không thể bỏ qua vì nó có thể tăng chất lượng công trình của bạn. Để xử lý chống thấm, đầu tiên bạn phải xác định được nguyên nhân gây ra chống thấm và xử lý nhanh chóng. Bước này có thể xử lý trước cả quá trình vệ sinh bề mặt tường.

Bước 3: Bả matit

Bả matit (bả tường) có tác dụng làm phẳng, mìn bề mặt để giúp quá trình thi công những lớp sơn sau dễ dàng và có tác dụng tăng tính thẩm thấu cho lớp sơn.

Tùy vào nhu cầu và chi phí có thể bả từ 1-2 lớp. Để khô bề mặt tường sau 24 giờ và tiến hành sơn phủ.

bả matit tường mới

Bước 4: Sơn lót

Đây là lớp sơn rất quan trọng, vì sơn lót có khả năng chống các tác động trực tiếp từ môi trường. Đồng thời tăng khả năng bám dính lên lớp sơn phủ giúp bề mặt tường hoàn thiện hơn.

cach-son-lot

Bước 5: Sơn phủ

Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng có tác dụng bảo vệ và trang trí.

Bạn nên sử dụng cọ lăn cho bề mặt diện tích lớn và cọ sơn để sơn góc tường.

Các lớp sơn sau cách nhau 2-3 giờ.

sơn lại tường cũ

Hiện nay trên thị trường các đơn vị thi công sơn tường vô cùng đa dạng nên việc lựa chọn đơn vị sơn nhà khiến cho khách hàng vô cùng khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, cọ sơn Thanh Bình biết nhiều người muốn tự tay học cách sơn tường để tiết kiệm chi phí, trên đây là những thông tin giúp bạn có thể chuẩn bị tốt kế hoạch sơn nhà của mình.

 

Tin tức liên quan

lưu ý khi mua con lăn sơn tường

Những yếu tố cần lưu ý khi mua con lăn sơn tường cho dự án lớn

phong cách nhà địa trung hải

Phong Cách Nhà Địa Trung Hải – Hoang Dã và Sang Trọng

kinh nghiệm xây nhà

Kinh nghiệm xây nhà: 7 bước quan trọng cần chú ý