Sơn chống thấm trong nhà là một trong những giải pháp phổ biến để giải quyết vấn đề ẩm mốc, bong tróc sơn tường nhà. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất với chi phí rẻ nhất, bạn cần phải tìm hiểu và làm đúng những công đoạn cần thiết. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sơn chống thấm bên trong nhà và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại sơn này.
Nội dung bài viết
Sơn chống thấm trong nhà là một trong những giải pháp phổ biến để giải quyết vấn đề ẩm mốc, bong tróc sơn tường nhà. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất với chi phí rẻ nhất, bạn cần phải tìm hiểu và làm đúng những công đoạn cần thiết. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sơn chống thấm bên trong nhà và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại sơn này.
Sơn chống thấm trong nhà là gì?
Sơn chống thấm trong nhà là một loại sơn được sử dụng để ngăn chặn nước thấm vào các bề mặt trong nhà. Đây là một phương pháp sơn chống ẩm mốc trong nhà hiệu quả để bảo vệ tường nhà chống lại sự hình thành của ẩm mốc trên bề mặt.
So với sơn chống thấm ngoài trời, sơn chống thấm bên trong nhà chủ yếu tập trung vào khả năng chống thấm nước và kháng khuẩn. Các yêu cầu về độ bám dính cũng như độ bền sẽ thấp hơn chống thấm ngoài trời.
Có nên sơn chống thấm trong nhà?
Thấm nước trong nhà là một vấn đề khá phiền phức và xảy ra phổ biến trong các công trình kiến trúc. Nếu không kịp thời xử lý, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và gây tốn kém chi phí cho chủ sở hữu. Sơn chống thấm tường trong nhà là biện pháp được các chuyên gia công nhận là hữu hiệu để bảo vệ nhà toàn vẹn từ bên trong.
Sơn chống thấm trong nhà có thể ví như 1 liều “vaccine” bảo vệ ngôi nhà từ bên trong. Tác dụng chính của nó là ngăn nước thẩm thấu gây rạn sơn, nứt tường, hay mục nát với tường sàn bằng gỗ. Từ đó, tường sàn có thể sử dụng lâu hơn, giảm tần suất thay thế hoặc sửa chữa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.
Sơn chống thấm còn có thành phần chất chống mốc và kháng khuẩn, giúp giảm khả năng hình thành và lưu giữ các tác nhân gây hại như nấm mốc, vi khuẩn và hóa chất trên tường và trong không khí. Điều này không chỉ giữ cho không gian trong nhà luôn tươi mát, mà còn bảo vệ sức khỏe của những thành viên trong gia đình.
Những tác dụng này đặc biệt quan trọng trong các khu vực mưa nhiều hoặc có độ ẩm cao. Cho dù không có độ ẩm cao, tường nhà vẫn có thể xảy ra tình trạng thoát nước từ các thiết bị như máy lạnh, máy sưởi, hoặc đường ống nước bị hỏng.
Cách sơn chống thấm tường trong nhà
Cách sơn chống thấm trong nhà thực tế không quá phức tạp. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi sơn chống thấm nội thất mà Thanh Bình muốn chia sẻ với bạn:
1 – Chọn loại sơn chống thấm trong nhà phù hợp
Để có thể sơn chống thấm phát huy hiệu quả, bạn cần phải chọn loại sơn phù hợp với bề mặt và mục đích sử dụng. Có nhiều loại sơn chống thấm khác nhau dành cho ngoại thất và nội thất. Ví dụ như sơn chống thấm bề mặt bê tông, sơn chống thấm cho khu vực ẩm ướt như nhà tắm và bếp, sơn chống thấm cho mái nhà, sơn chống thấm cho bề mặt kim loại…
Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại sơn chống thấm, mời bạn đọc thêm tại bài viết sau:
2 – Chuẩn bị bề mặt tường
Xử lý bề mặt là công đoạn hầu như phải có trước khi sơn bất kỳ loại sơn nào. Trước khi sơn chống thấm bên trong nhà, bạn cần phải xử lý bị bề mặt thật nhẵn, sạch.
Bề mặt cần được làm sạch và khô ráo, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ và chất bẩn khác. Nếu bề mặt có những vết nứt hoặc khuyết điểm, bạn cần phải trám, lắp, sửa chữa trước khi sơn.
Đối với bề mặt không bằng phẳng hoặc có độ hấp thụ cao, hãy phủ một lớp lót trước khi sơn chống thấm. Lớp lót giúp tăng độ bám dính và độ bền của sơn chống thấm.
Cuối cùng, hãy đảm bảo bề mặt khô ráo hoàn toàn trước khi chuyển qua bước tiếp theo.
3 – Sơn chống thấm bên trong nhà đúng cách
– Bước 1: Chuẩn bị sơn và phụ gia
Bạn cần chuẩn bị sơn chống thấm cùng với các phụ gia như xi măng, bột, nước…
– Bước 2: Pha trộn sơn
Cách pha trộn sơn chống thấm trong nhà có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sơn mà bạn sử dụng. Bạn nên pha theo tỷ lệ pha trộn chuẩn trên bao bì của nhà sản xuất để đảm bảo sơn hoạt động tốt nhất. Tỉ lệ pha trộn tham khảo như sau:
- Nước – Xi măng trắng – Sơn chống thấm: 0,5 lít : 1 kg : 1 kg.
- Nước – Xi măng thường – Sơn chống thấm: 0,5 lít : 1,5 kg : 1 kg.
Pha xi măng với nước khuấy đều trước, sau đó trộn với sơn chống thấm và khuấy kỹ.
– Bước 3: Sơn chống thấm
Khi sơn chống thấm tường trong nhà, bạn cần phải đảm bảo độ dày và đều của lớp sơn. Nếu sơn quá mỏng sẽ không đủ chống thấm và dễ bị bong tróc. Ngược lại, nếu sơn quá dày sẽ khó khô hoàn toàn và dễ bị xước, gây ảnh hưởng đến độ bền của lớp sơn.
Theo kinh nghiệm, bạn nên dùng cọ lăn sơn ít nhất là 2 lớp sơn mỏng để bề mặt sơn đều hơn, giảm số lượng sơn màu cần sử dụng. Lớp thứ nhất vuông góc với lớp thứ 2.
Sau đó bạn có thể phủ thêm 1 đến 2 lớp sơn màu nếu có nhu cầu làm đẹp.
Lưu ý khi sơn chống thấm trong nhà
Thời gian thi công sơn tốt nhất là vào mùa hè. Khi đó trời nắng, lớp sơn sẽ có thể nhanh khô và bám chắc hơn.
Sau khi sơn chống thấm, bạn nên tránh tác động vào bề mặt trong vòng 24 giờ sau khi sơn để đảm bảo sơn khô hoàn toàn.
Sơn chống thấm là loại sơn có hóa chất. Do đó, bạn cần đeo găng tay và khẩu trang khi sử dụng để tránh tiếp xúc trực tiếp với da và hít mùi sơn.
Kết luận
Với hướng dẫn chi tiết trên, chắc hẳn bạn đã có đủ thông tin cần thiết để biết cách sơn chống thấm trong nhà. Việc lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp và làm đủ các bước quy trình sơn là chìa khóa để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin về tay nghề sơn của mình, thì nên tìm các thợ sơn chuyên nghiệp để được tư vấn và thi công một cách chính xác và hiệu quả nhất nhé.
—————————
Nếu Quý khách hàng đang tìm những sản phẩm cọ lăn, cọ sơn chất lượng và giá cả cạnh tranh, hãy đến ngay các đại lý trên toàn quốc của cọ sơn Thanh Bình, hoặc liên hệ với chúng tôi:
– Hotline: 08(3851 1951)
– Zalo: 0909992916
– Hộp thư điện tử: Kinhdoanh@thanhbinhcorp.vn
– Facebook chính thức: www.facebook.com/thanhbinhcorp.vn
“Cọ sơn Thanh Bình – Chất lượng là thế mạnh”