Sơn chống cháy là một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp. Đây là một cách phòng cháy tiết kiệm nhất và đem đến hiệu quả cực kỳ tốt. Hãy cùng Thanh Bình tìm hiểu thông tin về loại sơn này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Sơn chống cháy có phải là sơn chịu nhiệt không?
Khá nhiều người, ngay cả một vài tiệm sơn cũng thường nhầm lẫn giữa 2 loại sơn này với nhau. Về cơ bản, sơn chịu nhiệt có tác dụng tương đối <bị động>. Sơn kháng được nhiệt độ cao lên đến 1,000 độ C trong thời gian dài mà không biến dạng hay hư hỏng. Loại sơn này thích hợp để dùng cho các bề mặt và thiết bị phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao như bếp ga, lò sưởi, lò nướng…
Sơn chống cháy hay còn gọi là (sơn chậm cháy) thì có phần <chủ động> hơn trong việc ngăn lửa. Với cơ chế tạo màng sơn khi gặp nhiệt độ cao, sẽ ngăn cách bề mặt chất liệu với nhiệt độ bên ngoài. Loại sơn này giúp giữ kết cấu và hình dáng bên ngoài của vật liệu. Thời gian chống cháy có thể lên tới 4 giờ.
Do đó, có thể kết luận 2 loại sơn này là khác nhau. Sơn chịu nhiệt chưa chắc đã chống cháy. Nhưng sơn chống cháy phần lớn đều chống nhiệt rất tốt. Tiếp theo, Thanh Bình sẽ gợi ý cho bạn vài loại sơn chậm cháy tốt nhất để tham khảo nhé.
> Xem thêm: Bật mí 9 loại Sơn Công nghiệp đa năng
Gợi ý 6 loại sơn chống cháy tốt nhất thị trường
1/ Sơn Kova
Kova Nano Fire Resistant – sơn có thành phần chính là Nano Silicat từ vỏ trấu. Sơn kháng cháy Kova 100% hệ nước một thành phần rất dễ sử dụng. VOC (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) gần bằng 0 nên khi cháy ít độc hại, không ô nhiễm không khí hay tạo ra khí độc gây ngạt thở với người và động vật. Sơn có thể chịu lửa, chịu được nhiệt độ từ 800-1200°c trong tối đa 6 giờ
2/ Sơn Rainbow
– Rainbow 1060FM: Dùng để làm lớp giữa chuyên cho phòng cháy cho các loại nội thất. Sơn hai thành phần có nguồn gốc nhựa đặc biệt kết hợp với chất đông cứng và chất màu đặc thù.
– Rainbow 1001FM: Sơn phủ Epoxy hoàn thiện. Sơn có hai lớp bảo vệ, đa dụng có nguồn gốc nhựa Epoxy. Dùng làm lớp phủ lên lớp kháng cháy nội thất như nhà máy hóa dầu, nhà máy điện tử, bệnh viện, v.v..
– Rainbow 1030FM: Sơn phủ epoxy gốc nước hai thành phần có hiệu suất cao. Được làm từ nhựa đặc biệt với khả năng chống chịu thời tiết vượt trội, kháng hóa chất và chất độn màu. Thích hợp bảo vệ kết cấu xi măng và thép cho các nhà máy thực phẩm, hóa dầu, điện tử…
3/ Sơn Hải Phòng
Nhãn hàng sơn đến từ thương hiệu quốc gia sơn Hải Phòng.
– SHP WB: Sơn hệ nước thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện trong nhà.
– SHP AC: Sơn hệ dung môi có hàm lượng rắn cao, khó bị ảnh hưởng bởi nước mưa khi thi công như sơn gốc nước. Phù hợp cho cả trong nhà và ngoài trời.
4/ Sơn Thế Hệ Mới
Sơn chống cháy NTS 101 đã được kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận của Cục PCCC & CNCH Bộ Công An. Sơn epoxy đặc biệt hai thành phần, được sản xuất từ công nghệ photphat hóa không chứa Halogen. NTS 101 có thể bảo vệ trang thiết bị trong các môi trường hoá chất, chịu nhiệt độ cao lên đến 650°c.
5/ Sơn chống cháy KCC
Đã được kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ bởi bộ công an cục cánh sát PCCC & CNCH Việt Nam. Lớp sơn giữa bảo vệ cho các nhà máy hoặc cơ sở có sử dụng thép xây dựng và xử lý vật liệu dễ cháy. Sản phẩm có khả năng chịu cháy và cách nhiệt vượt trội lên đến 150 phút.
– Firemask SQ250V
– Firemask SQ-2300
– Firemask SQ-2500
————————-
Ngoài những loại sơn dùng cho công trình, trên thị trường còn có các loại sơn xịt chống cháy hi-temp chuyên dụng cho các bề mặt: Lốc máy, vỏ máy, Ống xả xe máy, ôtô… Loại sơn này có thể chịu nhiệt tốt, kháng cháy và kháng xăng.
5/ Sơn chống cháy Samurai
Sơn phun chống cháy samurai h2 là chai sơn dạng xịt, chống thấm xăng, không nứt nẻ bề mặt, độ bền màu sơn cao. Sơn chịu nhiệt ở nhiệt độ 600C phù hợp để Sơn chống cháy Pô xe máy (hay còn gọi là sơn ống xả xe máy), mô tô và các chi tiết linh kiện khác cần độ bền cao và đáp ứng thẩm mỹ.
6/ Sơn xịt BOSNY
Sơn chống cháy Hi – Temp chịu nhiệt BOSNY chịu được nhiệt độ đến hơn 600 độ C, . Sơn sử dụng công nghệ Anh Quốc, có khả năng chống lại sự ăn mòn của nhiệt độ, kháng cháy cao, kéo dài thời gian bén lửa từ 2-4 giờ.
Những điều cần biết về sơn chống cháy
Tháng 11/2022, toàn quốc xảy ra 198 vụ cháy làm chết 07 người, bị thương 03 người, thiệt hại về tài sản ước tính 52,78 tỷ đồng; xảy ra 285 vụ sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và cháy cỏ, rác.
Trích: http://canhsatpccc.gov.vn
Có thể thấy, các vụ hỏa hoạn vẫn liên tục diễn ra, mang đến nhiều thiệt hại về người và của. Đặc biệt là tại các nhà máy và xưởng sản xuất, nơi tập trung đông người và thiết bị. Do đó mà các biện pháp phòng cháy chữa cháy luôn rất được quan tâm. Trong đó, sơn kháng cháy chính là một trong những biện pháp tiết kiệm và hữu hiệu nhất.
1/ Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy như thế nào?
Có nhiều loại sơn kháng cháy với các chất liệu khác nhau như nhựa acrylic, nhựa epoxy, nhựa alkyd, Epoxy… nhưng đều có chung một cơ chế hoạt động:
– Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao trên 300°c: Sơn sẽ phóng ra một loại khí trơ không độc hại, làm chậm và ngăn lửa tiếp tục lan tràn. Ngoài ra, hầu hết các dòng sơn kháng cháy hiện nay đều có khả năng cảm biến nhiệt độ. Màng sơn sẽ sinh ra một lớp xốp tổ ong cách nhiệt, ngăn bề mặt vật liệu tiếp xúc trực tiếp với lửa.
– Khi nhiệt độ lên đến hơn 500°c: Một số chất có trong sơn kết hợp với nhau tạo thành một lớp bám chắc vào bề mặt vật liệu. Lớp này có tác dụng làm giảm nhiệt độ hiệu quả.
– Ở nhiệt độ >1000°c: Sơn chống cháy sẽ chảy mềm ra và tạo thành một lớp bảo vệ như chất gốm. Chất này có tính kết dính và giảm nhiệt độ của vật liệu sắt, thép, gỗ. Các chất khí sinh ra trong quá trình này hình thành các lớp vỏ giãn nở 40 – 80 lần trên mặt sơn. Khí CO2 sẽ không thoát ra ngoài được vì bị lớp này giữ lại.
2/ Có bao nhiêu loại chống cháy? Dùng được cho những vật liệu nào?
Sơn kháng cháy có nhiều loại, dùng cho các vật liệu và công trình khác nhau. Mỗi vật liệu bê tông, thép, tường nhà, thạch cao và gỗ… sơn sẽ có thời gian hiệu lực nhất định. Nhưng đều giúp vật liệu cách nhiệt, chống bám dính và kháng lửa.
Các loại sơn chống cháy được sử dụng nhiều nhất:
- Sơn chống cháy kết cấu thép
- Sơn chống cháy cho pô xe
- Sơn chống cháy cho cáp điện
- Sơn chống cháy cho gỗ
- Sơn chống cháy cho thạch cao
Hiện nay, sơn kháng cháy được sử dụng nhiều nhất trong các công trình có kết cấu bằng thép. Vì hầu hết các công trình xây dựng hiện nay như nhà xưởng, bệnh viện, trường học, chung cư… đều có kết cấu sắt thép.
Thông thường, khi chọn sơn, bạn nên chú ý đến nhiệt độ tối đa và thời gian tối đa mà sơn chịu được. Sức nóng tối đa mà sơn kháng cháy có thể chịu được lên đến 1300°c. Thời gian duy trì của sơn từ 60 phút, 90 phút, 120 phút, sơn chống cháy 150 phút cho đến 240 phút tùy theo loại sơn và nhu cầu của từng công trình.
Đa số các công trình sẽ dùng sơn chống cháy 120 phút, khoảng thời gian vừa đủ để thực hiện các công tác cứu hộ.
Quy trình sơn chống cháy 4 bước tiêu chuẩn
– Bước 1: Làm sạch bề mặt vật liệu
Vệ sinh sạch sẽ bề vật liệu, đảm bảo bề mặt sạch khô. Đặc biệt không được sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Một số phương pháp vệ sinh thông dụng có thể sử dụng hiện nay như dùng máy phun áp suất nước, dùng lửa, dùng máy phun cát…
– Bước 2: Phun lớp sơn lót chống rỉ phù hợp
Chú ý sơn đều bề mặt, độ dày khoảng 50 µm – 80 µm và thời gian khô tối đa là 30 phút.
– Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy
Khuấy đều dung môi sơn và tiến hành sơn lên bề mặt kết cấu thép. Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách lửa và bề mặt cần bảo vệ. Thời gian chịu cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.
– Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc
Sơn phủ màu vừa là lớp bảo vệ ngoài cùng, vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình.